AcDieu225
Co Vang amazon Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

cam-on-anh_TPB (2).jpg

at mui

Em nứng óa  

Tác giả: Đinh Linh    

 

Đinh Linh

Đỗ Lê Anhdao chuyển ngữ

với chú thích của Đinh Từ Bích Thúy

 

(Nhận Định của Đinh Linh (đăng lần đầu với tựa Me So Horny trên mạng trang Trao Đổi Quốc Tế về Phát Minh Thi Ca (International Exchange for Poetic Invention) (Thứ Bảy, 17 tháng 3, năm 2007). Đỗ Lê Anh Đào chuyển ngữ, thêm phần chú thích ở cuối bài của Đinh Từ Bích Thúy so sánh thơ dịch Hồ Xuân Hương của John Balaban với bản dịch của Đinh Linh trong bài.)

 SpringEssence

Spring Essence (của John Balaban)

Vào năm 2000, John Balaban xuất bản Hương Vị Mùa Xuân: Thơ Hồ Xuân Hương (Spring Essence: The Poetry of Hồ Xuân Hương). Bìa sách in hình một thân người đàn bà hở hết vú, chắc là Đông Phương, dấu mặt sau một cái chiêng hay cái chảo. Chỉ còn thiếu mấy miếng chả giò và hình xâm con rồng trên da. Trong phần giới thiệu, Balaban nhấn mạnh sự việc là Hồ Xuân Hương từng là cung nữ, gợi lên hình ảnh một cung điện tráng lệ, khi sự thật là bà chỉ từng làm vợ bé ở Việt Nam. Ngay cả bây giờ, bồ nhí thì cả hàng tỉ. Vậy Hồ Xuân Hương là ai?

 

Bà là một nhà thơ từng sống ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, với những vần thơ úp mở, tục tĩu làm cho bà có một vị trí vô song trong văn chương Việt Nam. Vì thơ của bà không được sưu tầm và xuất bản cho đến gần một thế kỷ sau khi bà qua đời, tất cả sự nghiệp thi văn của bà, 139 tổng cộng, được duy trì qua thể thức truyền miệng. Sự phát hiện của một tập thơ vào năm 1964, suy ra có nhiều kết nối với nhân vật Hồ Xuân Hương của lịch sử, đưa ra đề nghị mạnh mẽ là những bài thơ kia của bà là ngụy tác, được dân gian bịa đặt hoặc thêm chế phóng tác qua lưu hành. Thực ra điều này không có gì đáng lo: Những bài thơ Hồ Xuân Hương giả vẫn cho ta thấy một số lượng sáng tác xuất sắc, chứng tỏ cho sự đa dạng của nhà thơ và truyền thống lưu miệng dồi dào. Nói tóm tắt là, những bài này không do Hồ Xuân Hương sáng tác nhưng là “thơ từ truyền thống Hồ Xuân Hương.” Tôi xin dịch tám bài qua tiếng Anh:[1]

 

 

 

The Snail

My parents have brought forth a snail,

Night and day among the smelly grass.

If you love me, peel off my shell,

Don't wiggle my little hole, please.

 

Ốc Nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi.

Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.

Quân tử có thương thì bóc yếm.

Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

 

The Jackfruit*

My body is like a jackfruit on a branch,

With a rugged skin and thick flesh,

But if it pleases you, drive the stake.

Don't just fondle, or the sap

Will stain your fingers.*

 

Quả Mít

Thân em như quả mít trên cây,

Da nó sù sì, múi nó dày.

Quân tử có thương thì đóng cọc,

Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

 

*Quả mít có liên hệ họ hàng với quả sa-kê. Bên ngoài giống na ná như quả dứa. Người ta thường đóng một cái cọc nhọn vào cuống quả mít và phơi nắng, mục đích để cho nó chảy hết nhựa ra ngoài. Khi bổ mít vẫn phải dùng dao.

 

Ba Doi Gorge

A gorge, a gorge, and yet, the same old gorge.

Praise to whoever has gouged out this scene:

A lurid cave with a stubby arch,

And rich green boulders covered with algae.

Now the stiff wind blows, shaking pine branches.

Dew-drops dripping from willow leaves.

You who are virtuous, or saintly, who hasn't tried,

Even with weak knees, exhausted feet, to mount it?

 

Đèo Ba Dội

Một đèo, một đèo, lại một đèo,

Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.

Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,

Hòn đá xanh rì lún phún rêu.

Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,

Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.

Hiền nhân, quân tử, ai mà chẳng

Mỏi gối, chồn chân vẫn muốn trèo?

 

Ode to the Paper Fan

One ring deep enough for any rod,

You’ve been alluring from way back when.

Stretch you to three points, there's not enough skin,

But close you from both sides, there's too much flesh.

Your job is to cool down sweating heroes,

And cover the gentleman's head in case it rains.

Behind the bed-curtain, tenderly, let’s ask him,

Panting, panting in this heat, are you satisfied?

 

Vịnh Cái Quạt

Một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa,

Duyên em dính dáng tự bao giờ.

Chành ra ba góc da còn thiếu,

Khép lại hai bên thịt vẫn thừa.

Mát mặt anh hùng khi tắt gió,

Che đầu quân tử lúc sa mưa.

Nâng niu ướm hỏi người trong trướng,

Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?

 

An Unplanned Pregnancy

My giving in yielded this mess.

Don't you realize my anguish?

Although destiny never raised its head,

There's a stroke across the willow tree.*

It's a century-long bond, remember?

This loveload I'll be lugging.

Whatever the world's opinions,

To have child, without husband,

Is a very nice feat.

 

“Destiny” dịch từ hai chữ “duyên thiên.” Với một nét nhú lên trên, chữ “thiên” trở nên chữ “phu” (chồng). Trong giòng 4, Hồ Xuân Hương ám chỉ chữ [kết] liễu, cùng âm với chữ “liễu,” là biểu tượng cho sự mềm mại thanh tao của phụ nữ. Một gạch ngang chữ “liễu” biến nó thành chữ “tử,” vừa có nghĩa là con, vừa đồng âm với chữ “tử” là chết chóc. Giòng 3 và 4 nói đến tình cảnh người con gái có bầu mà không chồng.

 

Chửa Hoang

Cả nể cho nên hóa dở dang.

Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng?

Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc,

Phận liễu sao đành nẩy nét ngang.

Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa?

Mảnh tình một khối thiếp xin mang.

Quản bao miệng thế lời chênh lệch.

Không có nhưng mà có mới ngoan.

 

Sharing a Husband

One under the quilt, one freezes.

To hell, father, with this husband-sharing.*

Once in a while, twice a month, maybe,

I might as well not have it.

Trade punches for rice, but rice is moldy.**

And work's work, but I'm working for free.

Had I known things would turn out this way,

I would have settled for being alone.

 

*Câu “to hell, father” dịch từ hai chữ “chém cha.”

**“Trade punches for rice” dịch từ câu “cố đấm ăn xôi.”

 

Lấy Chồng Chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Năm thì mười họa chăng hay chớ,

Môt tháng đôi lần có cũng không.

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mướn, mướn không công.

Thân này ví biết dường này nhỉ,

Thà trước thôi đành ở vậy xong.

 

A Hermaphrodite

Which squabble among twelve midwives

Caused them to throw your love-thing away?

To hell with that squeaking mouse.

To hell with that droning wasp.

Who knows if it's smooth or bumpy?

Who can tell if it's stem or bud?

Whatever it is, it must do.

You’ll never be called a slut.

 

Vô Âm Nữ

Mười hai bà mụ ghét chi nhau,

Đem cái xuân tình vứt bỏ đâu?

Rúc rích thây cha con chuột nhắt,

Vo ve mặc mẹ cái ong bầu.

Đố ai biết đó vông hay trốc?

Còn kẻ nào hay cuống với đầu?

Thôi thế thì thôi, thôi cũng được,

Nghìn năm càng khỏi tiếng nương dâu.

 

A Roadside Teahouse

Aslant, staring at a trembling landscape:

A twining road, a tottering teahouse,

A hut with a thatch roof, ragged, pathetic,

A slitted, scrawny bamboo beam,

Three tree clumps, bending, coquettish,

An emerald green stream, scanty grass.

Pleasured, I forget my old worries.

Look: someone's kite's spiralling.

 

Quán Khánh

Đứng tréo trông theo cảnh hắt heo,

Đường đi thiên thẹo, quán cheo leo.

Lợp lều, mái cỏ tranh xơ xác,

Xỏ kẽ, kèo tre đốt khẳng kheo.

Ba chạc cây xanh hình uốn éo.

Một dòng nước biếc, cỏ leo teo.

Thú vui quên cả niềm lo cũ,

Kìa cái diều ai gió lộn lèo.

 

Không phải tôi có mục đích tấn công Balaban -- xin lỗi nhé John -- nhưng cuốn sách dịch Hồ Xuân Hương không phải là lần đầu tiên anh ta pha trộn hư cấu với thi ca. Năm 1980, Balaban xuất bản Ca Dao Việt Nam: A Bilingual Anthology of Vietnamese Folk Poetry. Được in lại gần đây, nó được diễn tả như sau: “Trong chiến tranh Việt Nam, John Balaban đi thăm miền quê nông thôn Việt Nam, một mình ông thâu băng cassette, sau đó ghi chép lại, và rồi dịch những bài ca dao ra tiếng Anh. Từ trước tới giờ chưa từng ai làm vậy, và ông Balaban đã từng tin là công việc ông làm sẽ giúp chấm dứt chiến tranh Việt Nam.” Hầu hết những bài ca dao trong sách Balaban đã được in trong cuốn Tục Ngữ Phong Dao của Nguyễn Văn Ngọc, được ra đời từ năm 1925, và đã được in lại rất nhiều lần. Được coi như một cuốn sách giáo khoa, tất cả học giả đều biết tới, nhất là những sinh viên trung học tương đối khá và theo tôi nghĩ thì cả một vài thằng khờ nữa. Balaban chẳng cần đi đâu xa, hoặc mạo hiểm đạp lên cọc tre độc vấy cứt hoặc bom mìn mới có thể sưu tầm được những bài ca dao thấy nhan nhản ở mọi tiệm sách Sài Gòn. Thêm nữa, tiếng Việt của Balaban không đủ để anh tự xoay xở trong môi trường thực dụng. Khi bà xã và tôi xem anh ta ngâm thơ ở North Carolina năm 2004, chúng tôi không hiểu nổi tới một tiếng. Trang cuối của sách Ca Dao của Balaban đăng khoảng chục tấm hình của một số người Việt Nam có dáng dấp quái gở, trưng bày như nguồn quặng kiến thức dân tộc học của Balaban. Đây là những đệ tử của Ông Đạo Dừa, một con người lập dị đã từng tuyên bố là ông chỉ sống nhờ nước dừa, người đã từng xây một nền bục “hòa bình” cải lương trên một hòn đảo giữa sông Cửu Long. Balaban chắc khó có thể chụp hình một số người Việt Nam đeo kiếng mát mặc áo hoa hòe và quần ống loa đang nghe nhạc Bee Gees? Như vậy thì không hợp với kịch bản rồi.

 

[1] Chú thích của Đinh từ Bích Thúy:

Dưới đây là bản dịch tiếng Anh của nhà thơ John Balaban cho 7 bài thơ Hồ Xuân Hương mà Đinh Linh đã đính kèm ở trên. Chỉ có 7 bài thay vì 8 do là trong tuyển tập Spring Essence, Balaban không dịch Cái Quạt Giấy (bài số 1--là bài Đinh Linh đã dịch) mà dịch Cái Quạt Giấy (bài số 2)--cho nên không thể so sánh ở đây được.

 

River Snail

Fate and my parents shaped me like a snail,

day and night wandering marsh weeds that smell foul.

Kind sir, if you want me, open my door.

But please don’t poke up into my tail.*

 

*Bản dịch “The Snail” của Đinh Linh vừa gợi hình và “úp mở” hơn bản dịch “River Snail” của John Balaban (tại sao phải là “River Snail” mà không chỉ là “The Snail” như trong nguyên bản “Ốc Nhồi”? Đinh Linh dịch “bóc yếm” là “peel off my shell” sát nghĩa hơn Balaban’s “open my door.” Balaban, khi trắng trợn “But please don’t poke up my tail” làm mất đi vẻ diễu cợt mập mờ trong nguyên bản mà Đinh Linh đã cố giữ, “Don’t wiggle my little hole, please.” Chữ "wiggle" chưa hẳn là "chọc," và rất hợp với "ngó ngoáy."

 

Jackfruit

My body is like the jackfruit on the branch:

my skin is coarse, my meat is thick.

Kind sir, if you love me, pierce me with your stick.*

Caress me and sap will slicken your hands.

 

*Một lần nữa, “pierce me with your stick” của Balaban rất thô bạo. “Drive the stake” của Đinh Linh nghe lơ lửng hơn, và hiểu được ở nhiều nghĩa trong tiếng Anh, tỉ dụ, có phải quả mít là một loại...ma cà rồng không bao giờ “chết” cho đến khi bị xâu cọc; hay là quả mít này, mặc dù trông xấu xí, đang đánh cuộc cao (high stakes) với người quân tử?

 

Three Mountain Pass

A cliff face. Another. And still a third.

Who was so skilled to carve this craggy scene:

the cavern’s red door, the ridge’s narrow cleft,

the black knoll bearded with little mosses?

A twisting pine bough plunges in the wind,

showering a willow’s leaves with glistening drops.

Gentlemen, lords, who could refuse, though weary

and shaky in his knees, to mount once more?

 

Balaban dựa theo tài liệu của Maurice Durand, “L’Oeuvre de la poétesse vietnamienne Hồ Xuân Hương (Paris: Adrien-Maisonneuve, 1968), mà đoán “Three Mountain Pass” là Đèo Tam Điệp ở miền Trung Bắc Việt Nam. Học giả Nguyễn văn Hanh, trong Hồ Xuân Hương: Tác Phẩm, Thân Thế và Văn Tài (Ngày Nay: 1936, tr. 64) thì lại nghĩ đèo này chính là Đèo Ngang. Trong những năm gần đây, một số tài liệu phê bình xuất bản ở Việt Nam đã gần như công nhận đèo Ba Dội là đèo Tam Điệp, gồm ba trái núi, một ở phía bắc thuộc Ninh Bình, một ở giữa biên giới Ninh Bình và Thanh Hóa, một thuộc địa phận Thanh Hóa, cả ba núi chắn ngang con đường cái quan xuyên Việt. (Nguyễn Ngọc Bích tóm tắt giả thuyết của học giả Dương Thượng Ngã.)

 

The Unwed Mother

Because I was too easy, it happened.

Can you guess the hollow in my heart?

Fate did not push out a bud

even though the willow grew.*

He will carry it a hundred years.

I will bear the burden now.

Never mind the gossip of the world.

Don’t have it, yet have it! So simple.

 

*Hai câu “Fate did not push out a bud/even though the willow grew” của Balaban không có nghĩa gì cả, ngoài chuyện lười của dịch giả cho nên chưa được dịch thoát.

 

On Sharing a Husband

Screw the fate that makes you share a man.

Once cuddles under cotton blankets; the other’s cold.

Every now and then, well, may be or may be not.

Once or twice a month, oh, it’s like nothing.

You try to stick to it like a fly on rice*

but the rice is rotten. You slave like the maid,

but without pay. If I had known how it would go

I think I would have lived alone.

 

*Balaban dịch “cố đấm ăn xôi” là “stick to it like a fly on rice.”

 

Girl Without a Sex*

Did the fairy midwives have a falling out

and somehow misplace her maiden head?

The little father mouse squeaking about, doesn’t care,**

nor the mother honeybee buzzing along, fat with pollen.

Can anyone tell whether it’s ovule or anther?***

Can anyone tell if it’s stem or bud?

Well, fine. It’s really okay. Since her whole life

she’ll never have to hear “daughter-in-law!”****

 

*Vô Âm Nữ còn có tựa trong một vài bản tiếng Việt là Quan thị (ám chỉ những thái giám hoặc quan chuyên luồn cúi trong triều đình.)

 

**John Balaban có lẽ muốn giữ sự đối xứng giữa “thây cha con chuột nhắt” và “mặc mẹ cái ong bầu” cho nên đã dịch hai câu này là “The little father mouse squeaking about, doesn’t care,/ nor the mother honeybee buzzing along, fat with pollen.”

 

***Bài thơ này khá khó dịch, cho nên cả hai bản dịch của Đinh Linh và John Balaban đều có thể kể như là thơ “phóng tác.” Câu 5 và 6 trong bài, Đố ai biết đó vông hay trốc?/ Còn kẻ nào hay cuống với đầu? cũng là hai câu đối như câu 3 và 4. Nguyễn Ngọc Bích giải nghĩa ý niệm vông hay trốc trong quyển Hồ Xuân Hương Tác Phẩm (Tổ Hợp Miền Đông Hoa Kỳ: 2000, tr. 231), như sau:

“Vông hay trốc là do câu tục ngữ “Ngồi lá vông, chổng mông lá trốc,” nghĩa là ngồi trên lá vông [một thứ cây có lá êm, mượt, gỗ sốp] thì còn được chứ gặp lá trốc (hay chóc, một thứ ráy còn gọi là môn ngứa) thì hãy ‘chổng mông lên kẻo ngứa chết thôi.’

Theo ông Nguyễn Ngọc Bích, toàn ý trong câu là không hiểu chỗ ... bị vặt đi cái “xuân tình” có hình dáng êm ả hay rất ngứa cộm (như người ngồi phải lá trốc). Trốc cũng có thể hiểu rộng ra là “ngọn” hay “đầu” như trong câu “ ăn trên ngồi trốc.” Đinh Linh cố dịch theo ý “êm/cộm” so sánh lá vông với lá trốc,“Who knows if it's smooth or bumpy?” Ngược lại, John Balaban muốn giữ thể thơ đối, nên đã dịch, “Can anyone tell whether it’s ovule or anther?/Can anyone tell if it’s stem or bud?”

 

****Hai chữ “nương dâu” trong câu cuối, “Nghìn năm càng khỏi tiếng nương dâu,” có nghĩa là “làm chuyện trăng hoa dâm dật trong bãi dâu” (dựa trên tích trai gái hẹn nhau trong nương dâu ở nước Vệ đời Xuân Thu) trong bản của Đinh Linh đã trở thành “trăm năm càng khỏi tiếng nàng dâu” trong bản tiếng Việt của John Balaban. Vì nhiều bản, như bản của Đinh Linh, Nguyễn văn Hanh và Nguyễn Ngọc Bích đều viết là “nương dâu,” có lẽ bản của Balaban đã chép sai.

 

Tavern By a Mountain Stream*

Leaning out, I look down on the valley,

path winding to a deserted inn,

thatched roof tattered and decayed.

Bamboo poles on gnarled pilings

bridge the green stream uncurling

little tufts in the wavering current.

Happy, I forget old worries.

Someone’s kite is struggling up.**

 

*Trong quyển tự điển Tiếng Nói Nôm Na (NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh: 1999), “quán khánh” đươc định nghĩa là quán nghỉ chân, chào mừng (khánh) khách qua đường—có thể hiểu như là một rest area. Quán có thể bán trà hoặc rượu, nhưng nghĩa chính của quán là quán bán (rót) nước giải khát. Trong bản dịch của Đinh Linh, “quán khánh” được dịch ra là “roadside teahouse.” Trong bản dịch của Balaban, “quán” trở thành “tavern.” Theo tự điển The New Oxford American Dictionary, “tavern” xuất xứ từ chữ Latin taberna, liên hệ đến chữ tabernacle, trong thời đại Trung Cổ là nơi có lều hội họp, ăn uống, nghỉ ngơi thường cũng bán bia, rượu. Theo Đinh Linh, “tavern”có lẽ làm người đọc Tây Phương nghĩ đến quán rượu (bar) hoặc ý niệm tửu điếm trong những phim võ nghệ Hồng Kông nhiều hơn là “quán khánh.”

 

**Bài thơ này có nhiều tựa đề khác nhau tùy theo bản. "Quán Khánh" trong bản của Đinh Linh; "Vịnh hàng ở Thanh" trong bản của Balaban; "Quán Nước Bên Đường" trong bản của Nguyễn văn Hanh; và "Hàng Quán ở Thanh" trong bản của Nguyễn Ngọc Bích. Theo Nguyễn Ngọc Bích, quán này nằm trong tỉnh Thanh Hóa.

 

Câu cuối trong bản của Nguyễn văn Hanh là, "Kìa cái diều ai thả lộn lèo” giống như câu cuối trong bản của Đinh Linh. Trong bản của Balaban và của Nguyễn Ngọc Bích, câu cuối là "Kìa cái diều ai gió lộn lèo.” Cả hai bản dịch, của Đinh Linh và của John Balaban, không đề cập thẳng đến ý niệm nói lái tục của Hồ Xuân Hương, mà chỉ ám chỉ qua cách chọn từ trong tiếng Anh. Câu cuối trong bài có thể được hiểu trong một nghĩa vừa tục vừa có tính cách chính trị nữ quyền, trong sự thách thức mục đích và đường lối của phái nam--nếu người ta ví bộ phận đàn ông (cái diều) như bị gió (đàn bà? dục tính?) đánh lạc hướng, làm ngã nhào xuống đất. Cụm từ "lộn lèo” này cũng xuất hiện trong hai câu cuối trong bài "Vịnh Sư Hoang Dâm” của Hồ Xuân Hương (tựa "Sư Bị Làng Đuổi” trong bản của Nguyễn văn Hanh) như sau, "Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,/Trái gió cho nên phải lộn lèo.” ("Thuyền” sư muốn hướng về giang sơn của Phật, nhưng gặp phải gái đẹp, bị... quay ngược hướng đi.)

 

Trong bài dịch "A Roadside Teahouse,” Đinh Linh dùng từ “spiralling” để tả cái diều (spiralling là “xoáy vòng”—cũng như tác động của một trôn ốc, screw, cũng là cách ám chỉ động từ "to screw” (giao cấu) trong tiếng Anh). Theo Đinh Linh, "spiralling” nghe vừa “lả lướt,” vừa bao gồm nghĩa tục như trong nguyên bản, nhưng vẫn ...lơ lửng và không hoàn toàn chấp nhận ý niệm bị đánh lạc hướng. Balaban dùng hình ảnh cái diều “struggling up” (“khó nhọc vươn lên,” cố giữ vị trí thẳng đứng nhắm hướng trời tròn)--gần như phản nghĩa lại với nguyên bản tiếng Việt đã cho diều ngã ngược.

 dinhlinh

Đinh Linh

Đôi dòng về tác giả:

Sinh tại Sài Gòn, Việt Nam năm 1963, đến Mỹ năm 1975, sinh sống và lớn lên tại thành phố Philadelphia, Đinh Linh là tác giả của hai tập truyện và bốn tập thơ. Tác phẩm của anh từng được chọn cho nhiều tuyển tập uy tín của văn chương Mỹ. Anh còn là nhà biên tập và dịch giả giới thiệu nhiều tác giả và tác phẩm văn chương Việt Nam cho người đọc tiếng Anh.

Đọc tiếp >>

 

http://vanhocvietnam.org/magazine/index.php?option=com_content&task=view&id=760&Itemid=1

up

AcDieu
Google Search:       

Tin vui

Tin Buồn

Bài Củ

01-2015

12-2014

11-2014

10-2014

09-2014

08-2014

07-2014

06-2014

05-2014

04-2014

03-2014

02-2014

01-2014

RFI
Nguoi_Viet
RFA
Quan_Su_VNCH
Quân Sử VNCH
Voa_tieng_Viet
BBc_Tieng_Viet
Dan_lam_bao

TIME